Con người có thể làm được những chuyện đáng kinh ngạc và tiếp thu khối lượng kiến thức không lổ mà vẫn không hiểu được bản thân mình. Nhưng đau khổ khiến người ta nhìn vào bên trong bản thân. Nếu thành công, thì bên trong con người sẽ là khởi đầu của sự học hỏi.
A man may perform astonishing feats and comprehend a vast amount of knowledge, and yet have no understanding of himself. But suffering directs a man to look within. If it succeeds, then there, within him, is the beginning of his learning.
Khuynh hướng thông thường là lẩn tránh nỗi khổ, niềm đau, nhưng ta nên làm ngược lại. Nhận diện nó, nhìn sâu và tìm cách chuyển hóa nó. Nếu chỉ biết trốn chạy nỗi khổ, ta sẽ không có cơ hội chuyển hóa. Bởi thế cho nên Bụt dạy ta, trước hết là chấp nhận sự thật thứ nhất, sự thật là mình đang có khổ đau. Sau đó là nhìn sâu vào khổ đau để có thể tìm ra sự thật thứ hai là nguyên nhân đưa ta đến cái khổ đó. Đó là cách duy nhất để cho sự thật thứ ba, con đường hành trì để chuyển hóa khổ đau, đưa tới hạnh phúc có thể xuất hiện được.
Với chín trên mười người, ta bước qua vực sâu ngăn cách giữa tuổi thanh niên và sự trưởng thành trên cây cầu xây bằng tiếng thở dài. Khoảng khắc ấy thường được đánh dấu bởi sự bất hạnh trong cuộc sống hay nỗi thất vọng trong tình cảm. Chúng ta đứng dậy và thấy mình là một con người mới. Trí tuệ trở nên rắn chắc hơn sau khi được tôi qua lửa. Tư tưởng được vun đắp bởi đống hoang tàn của từng niềm đam mê, và ta có thể đo con đường tới sự thông thái bằng những đau khổ mà ta đã chịu đựng.
Nine times out of ten it is over the Bridge of Sighs that we pass the narrow gulf from youth to manhood. That interval is usually marked by an ill placed or disappointed affection. We recover and we find ourselves a new being. The intellect has become hardened by the fire through which it has passed. The mind profits by the wrecks of every passion, and we may measure our road to wisdom by the sorrows we have undergone.
Con người khi sống tránh không được những lúc bị thương, nhưng tất cả vết thương cũ qua thời gian dài sẽ hồi phục như mới, một ngày nào đó tất cả vết thương sẽ được vỗ về, con người phải thừa nhận đau khổ, từ trong đau khổ dần vươn lên, người nào cũng không ngoại lệ. Khi tất cả mọi chuyện trong tương lai thay đổi, sẽ luôn có một số khoảng thời gian không vui, những ngày này có lẽ rất dài, nhưng đôi khi chỉ như một giấc ngủ ngắn mới tỉnh lại.
Những con người đẹp nhất là những người từng bị đánh bại, từng đau khổ, từng tranh đấu, từng mất mát, và đã tìm được đường ra khỏi vực sâu. Những người này có lòng cảm kích, sự nhạy cảm và thấu hiểu đối với cuộc đời, cuộc đời đã làm họ tràn đầy sự cảm thông, sự dịu dàng và quan tâm yêu thương sâu sắc. Người đẹp không tự nhiên mà có.
The most beautiful people are those who have known defeat, known suffering, known struggle, known loss, and have found their way out of the depths. These persons have an appreciation, a sensitivity, and an understanding of life that fills them with compassion, gentleness, and a deep loving concern. Beautiful people do not just happen.
Sự thật là ta có thể học cách điều chỉnh trí óc, cơ thể và cảm xúc của mình để kết nối đau đớn hay khoái lạc với bất cứ điều gì ta chọn. Bằng cách thay đổi điều ta kết nối với đau đớn và khoái lạc, ta sẽ lập tức thay đổi hành vi.
The truth is that we can learn to condition our minds, bodies, and emotions to link pain or pleasure to whatever we choose. By changing what we link pain and pleasure to, we will instantly change our behaviors.
Giờ chú cảm thấy vui mừng vì đã trải qua đau khổ và rắc rối, vì điều đó cho phép chú tận hưởng tất cả những niềm vui sướng và hạnh phúc quanh mình một cách sâu sắc hơn nhiều.
He now felt glad at having suffered sorrow and trouble, because it enabled him to enjoy so much better all the pleasure and happiness around him.