Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ bi là một động từ.

Tác giả:
Từ khóa:

Ta hãy tôn vinh mẹ, cha trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ cha, thờ mẹ cũng là thờ Bụt.

Chúng ta thường nghĩ rằng hòa bình là sự vắng mặt của chiến tranh, rằng nếu các quốc gia hùng mạnh sẽ giảm các kho vũ khí vũ khí của họ thì chúng ta có thể có hòa bình. Nhưng nếu chúng ta nhìn sâu vào các loại vũ khí, chúng ta thấy rằng vũ khí nằm trong tâm trí của chúng ta, trong thành kiến ​​riêng, nỗi sợ hãi và sự thiếu hiểu biết. Ngay cả khi chúng ta vận chuyển tất cả các quả bom lên mặt trăng thì gốc rễ của chiến tranh và gốc rễ của những quả bom vẫn còn đó, trong trái tim và khối óc của chúng ta, và sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ tạo những bom mới. Hoạt động cho hòa bình chính là phải nhổ gốc rể của chiến tranh từ chính trong chúng ta và từ trái tim của con người.

Mình là sự tiếp nối của cha, của mẹ. Và mình mang mẹ cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho mẹ, thở cho cha và bước đi cho cả hai. Sự tiếp nối đẹp đẽ của cha mẹ nơi mình là biểu hiện cụ thể nhất của lòng hiếu.

Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ tận hưởng từng phút của ngày hôm đó cho tôi sống.

Đừng tin rằng ta chỉ hạnh phúc nếu có tiền bạc, quyền lực… Chúng ta chỉ hạnh phúc khi có an trong lòng, có tình yêu và tình thương. Nếu chúng ta có thể an lạc trong từng giây phút của hiện tại thì chúng ta mới có thể có hạnh phúc.

Con người đau khổ vì họ bị mắc kẹt trong quan điểm. Chỉ khi nào chúng ta giải phóng được những quan điểm đó, chúng ta mới tự do và không còn đau khổ.

Thức dậy buổi sáng này, tôi mỉm cười. Hai mươi bốn giờ mới trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn trong từng thời điểm và xem xét tất cả chúng sinh với đôi mắt của lòng từ bi.

Tác giả:
Từ khóa:

Bất bạo động không có nghĩa là không hành động. Bất bạo động có nghĩa là chúng ta hành động với tình thương và lòng từ bi. Giây phút mà chúng ta ngừng hành động, chúng ta phá hoại nguyên tắc bất bạo động.

Con người luôn gặp khó khăn trong việc buông bỏ đau khổ. Với nỗi sợ hãi về những điều bất định, họ chọn chịu đau khổ trong những thứ quen thuộc.

Khi chúng ta biết sinh và diệt luôn có mặt đồng thời thì chúng ta không còn sợ hãi cái chết. Bởi vì chính giây phút mà cái chết xảy ra thì sự sống cũng đồng thời sinh khởi. Chúng không thể tách rời.

Lo lắng và sợ hãi về tương lai chỉ làm hư tương lai của mình, còn tiếc nuối và mặc cảm về quá khứ sẽ biến quá khứ thành nhà tù của mình và mình không có khả năng sống trong hiện tại nữa.

Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ.

Nếu bạn sống trong môi trường xấu, lý tưởng phụng sự, tâm ban đầu của bạn sẽ bị xói mòn nhanh chóng. Do đó, ta rất cần chọn một môi trường mà mọi người đang cùng chế tác chung năng lượng từ bi, bình an, tình yêu thương. Nếu ta sống trong một cộng đồng như thế thì tư niệm thực an lành, tâm phụng sự lớn của bạn được che chở và nuôi dưỡng. Còn nếu bạn tự đặt mình vào đám đông hay giận dữ, thèm khát, ganh tị, so sánh thì thế nào tâm ban đầu của bạn cũng bị hao mòn.

Thở vào tâm tĩnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười.

Nếu bạn nhìn thật sâu vào lòng bàn tay mình, bạn sẽ nhìn thấy cha mẹ và tất cả những thế hệ tổ tiên của bạn. Tất cả họ vẫn đang sống trong khoảnh khắc này. Mỗi một người đều hiện diện trong cơ thể bạn. Bạn là sự tiếp nối của mỗi người trong số đó.
If you look deeply into the palm of your hand, you will see your parents and all generations of your ancestors. All of them are alive in this moment. Each is present in your body. You are the continuation of each of these people.

Khuynh hướng thông thường là lẩn tránh nỗi khổ, niềm đau, nhưng ta nên làm ngược lại. Nhận diện nó, nhìn sâu và tìm cách chuyển hóa nó. Nếu chỉ biết trốn chạy nỗi khổ, ta sẽ không có cơ hội chuyển hóa. Bởi thế cho nên Bụt dạy ta, trước hết là chấp nhận sự thật thứ nhất, sự thật là mình đang có khổ đau. Sau đó là nhìn sâu vào khổ đau để có thể tìm ra sự thật thứ hai là nguyên nhân đưa ta đến cái khổ đó. Đó là cách duy nhất để cho sự thật thứ ba, con đường hành trì để chuyển hóa khổ đau, đưa tới hạnh phúc có thể xuất hiện được.

Bông hoa không thể tự nó có mặt được. Bông hoa chỉ có thể tương tức với ánh nắng, với cơn mưa, với đại địa. Hiện hữu nghĩa là cùng hiện hữu là tương tức. Khi ta sống được với tuệ giác tương tức trong mỗi giây phút, ta sẽ không còn kẹt trong cái ngã nhỏ bé nữa, ta sẽ thấy rằng ta có mặt mọi nơi.

Tình thương đích thực phải có ý thức trách nhiệm, chấp nhận người kia như là chính mình với những điểm mạnh và yếu kém. Nếu ta chỉ thích những gì tốt đẹp nhất nơi người đó thì không phải là tình thương. Ta phải chấp nhận những yếu kém của người kia và mang sự kiên nhẫn, hiểu biết, năng lượng của mình để giúp họ chuyển hóa.

Đừng để cho mình bị hấp dẫn, mờ mắt bởi những cái bên ngoài: sắc đẹp, địa vị, danh lợi… Những người yếu đuối thường bị hấp dẫn bởi những cái phù phiếm bên ngoài.

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu. Mỗi người đều có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau suốt đời.

Đôi khi niềm vui của bạn là nguồn gốc của nụ cười của bạn, nhưng đôi khi nụ cười của bạn có thể là nguồn gốc của niềm vui của bạn.

Tình thương phải là Từ, khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc, và Bi, khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.