Hãy nhìn phiền não của bạn và nhận ra chúng là nọc rắn hổ mang. Bạn không dám đụng đến rắn vì biết rằng rắn có thể cắn chết bạn. Cũng vậy, hãy nhìn thấy sự độc hại trong vật độc hại và sự hữu dụng trong vật hữu dụng.
See you defilements; know them like you know a cobra’s poison. You won’t grab the cobra because you know it can kill you. See the harm in things harmful and the use in things useful.
Khi đau khổ phát sinh, hãy tự ý thức rằng chẳng có ai nhận chịu đau khổ. Nếu nghĩ rằng đau khổ và hạnh phúc là của bạn thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bình an.
When suffering arises, understand that there is no one to accept it. If you think suffering is yours, happiness is yours, you will not be able to find peace.
Người hiểu biết phải ý thức rõ ràng rằng mọi pháp trên thế gian không có bản thể trường cửu. Bởi vậy, Người hiểu biết không vui hay buồn vì họ không bị cuốn trôi theo các pháp thế gian luôn luôn biến đổi này. Trở nên vui là sinh. Trở nên buồn là tử. Chết rồi lại được sinh ra, và sinh ra lại chết nữa. Sống và chết trong từng phút giây là sự luân lưu bất tận của vòng sinh tử.
The “one Who Knows” clearly knows that all conditioned phenomena are unsubstantial. So this “One Who Knows” does not become happy or sad, for it does not follow changing conditions. To become glad , is to be born; to becomes dejected, is to die. Having died, we are born again ; having been born . we die again . This birth and death from one moment to the next is the endless spinning wheel of samsara.
Thiên hạ ngày nay chẳng muốn tìm hiểu chân lý. Họ học hỏi chỉ để có sự hiểu biết cần thiết hầu nuôi thân, cấp dưỡng gia đình và chăm sóc lẫn nhau mà thôi. Đối với họ thì sự thông minh, linh lợi có giá trị hơn trí tuệ.
These days people don’t search for the Truth. People study simply in order to find the knowledge necessary to make a living, raise their families and look after themselves, that’s all. To them being smart is more important tan being wise.
Nhiều người sợ bố thí. Họ cảm thấy bị áp chế và bóc lột khi phải cho ra. Muốn trau dồi lòng từ thiện, bạn chỉ cần áp chế chính lòng tham muốn, dính mắc của mình chứ không ai áp chế bạn cả. Làm như thế thì bản chất thật sự của chúng ta sẽ tự chinh phục lấy chính nó để trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn.
Some people are afraid of generously. They feel that they will be exploited or oppressed. In cultivating generously, we are only oppressing our true nature to express itself and become lighter and freer.
Thực hành một cách đúng đắn bạn sẽ làm cho nghiệp cũ mất đi. Mọi chuyện đến rồi đi, sinh rồi diệt. Bạn hãy ý thức và để chúng diễn biến theo đường lối của chúng. Cũng như có hai cội cây, nếu bạn bón phân và tưới nước cho cội cây này và bỏ mặc cội cây kia thì bạn khỏi cần băn khoăn khi nhìn thấy một cội cây tốt tươi và một cội cây còm cỏi.
Through right practice, you allow your old kamma to wear itself out. Knowing how things arise and pass away, you can just be aware and let them run their course. It is like having two trees: if you fertilize and water one and do not take care of the other, there is no question which one will grow and which one will die.
Đức Phật dạy chúng ta hãy xét đoán chính mình mà đừng xét đoán kẻ khác dầu họ tốt xấu thế nào đi nữa. Đức Phật chỉ cho ta con đường và nói: “Chân lý là như vậy đó”. Tâm ta có được như vậy không?
The Buddha said to judge only yourself, and not to judge others, no matter how good or evil they may be. The Buddha merely points out the way, saying, “The truth is like this. “Now is our mind like that or not?
Cho mình hơn người là trật rồi. Cho mình bằng người cũng trật nữa. Cho mình thua người cũng trật luôn. Nghĩ mình hơn người thì kiêu căng sẽ nổi dậy. Nghĩ mình bằng người sẽ thiếu kính trọng khiêm nhường. Nghĩ mình thua người sẽ nhụt chí thiếu tự tin. Hãy buông xả tất cả đi!
Seeing that we are better than others is not right. Seeing that we are equal to others is not right. Seeing that we are inferior to others is not right. If we think we are better that others, pride arise. If we think we are equal to others, we fail to show respect and humanity at the proper time. If we are inferior to others, we get depressed thinking we are inferior, born under a bad sign and so on. Just let all of that go!
Thời gian trong đời ta là hữu hạn, bởi vậy ta nên cố gắng tự dạy bản thân, thay vì dạy dỗ người khác. Ta nên chinh phục bản thân, thay vì chinh phục người khác. Dù ta đi hay đến, đứng, ngồi hay nằm xuống, tâm trí ta nên tập trung vào hướng này. Nếu ta thực hành điều này và liên tục phát triển chánh niệm, trí tuệ nhanh chóng thăng hoa và đây là một cách hành thiền nhanh chóng.
We have limited time in our life, therefore we should try to teach ourselves, not to teach others. We should conquer ourselves, rather than conquer others. Whether coming or going, standing, sitting or lying down, our mind should be focused in this way. If we practise like this and develop mindfulness continuously, wisdom arises quickly and this is a fast way of practice.
Phật lúc nào cũng có mặt để dạy dỗ chúng ta. Hãy tự mình tìm thấy. Có hạnh phúc và có bất hạnh. Có vui và có khổ. Chúng luôn luôn có mặt. Hiểu bản chất của vui và khổ là thấy giáo pháp, thấy Phật. Phật Pháp không xa rời thế gian pháp.
The Buddha is always here teaching. See for yourself. There is happiness and there is unhappiness. There is pleasure and there is pain. And they’re always here. When you understand the nature of pleasure and pain, there you see the Buddha, there you see the Dhamma. The Buddha is not apart from them.
Tôi đi khắp nơi để tìm chỗ hành thiền; tôi chẳng biết rằng nó nằm sẵn tại đây, trong tâm tôi. Thiền nằm ngay trong bạn: sinh, già, đau, chết nằm ngay trong bạn chứ chẳng đâu xa. Tôi đi khắp mọi nơi cho đến khi mệt lã muốn đứt hơi, lúc ấy mới chịu dừng, và khi dừng tôi nhận ra rằng cái mà tôi đi tìm… nằm ngay trong tôi.
I went all over looking for place to meditate. I didn’t realize it was already there, in my heart, All the meditation is right there inside you. Birth, old age, sickness, and death are right there within you. I traveled all over until I was ready to drop dead from exhaustion Only then, when I stopped, did I find what I was looking for… inside me.
“Mong ước” trong lúc hành thiền có thể là bạn hay kẻ thù. Nếu là bạn, nó sẽ khiến ta muốn hành thiền, muốn tìm hiểu, muốn chấm dứt khổ đau. Nếu là kẻ thù, nó sẽ khiến ta mong ước những gì chưa xảy ra, muốn đối tượng của mình có được những gì mà chính đối tượng đó không có. Nhưng cuối cùng, chúng ta phải xả bỏ mọi mong ước, ngay cả mong ước giác ngộ, mới giải thoát được.
Desire in practice can be a friend or as enemy. As a friend, it makes us want to practice, to understand, to end suffering. But to be always desiring something that has not yet arisen, to want things to be other than they are, just causes more suffering, and this is when desire can be a foe. In the end, we must learn to let go to all our desires, even the desire for enlightenment. Only then can we be free.
Vì không nhìn thấy chính mình nên người ta làm mọi điều sai lầm. Họ không nhìn vào chính tâm mình. Khi sắp làm điều gì sai quấy, họ nhìn trước, ngó sau xem thử có ai nhìn thấy không: Mẹ mình thấy không? Chồng mình thấy không? Vợ mình thấy không? Con mình thấy không? Nếu không ai thấy, họ vội làm ngay. Đó là họ tự nhục mạ chính mình. Có một điều họ quên mất là chính họ cũng đang nhìn thấy họ đấy!
Because people don’t see themselves, they can commit all sorts of bad deeds. They don’t look at their own minds. When people are going to do something bad, they have to look around first to see if anyone is looking: “Will my mother seem?” “Will my husband see me?” “Will my children see me?” “Will my wife see me? If there’s no one watching, then they go right ahead and do it. This is insulting themselves. They say no one is watching, so they quickly finish their bad deed before anyone will see. And what about themselves? Aren’t they a “somebody” watching?
Đức Phật dạy chúng ta vất bỏ mọi hình thức bất thiện và vun bồi giới hạnh. Đó là Chánh Đạo. Bằng cách này, Đức Phật đã đặt chúng ta vào chỗ khởi đầu của con đường. Khi đã ở trên con đường rồi thì có đi hay không là tùy ở ta. Nhiệm vụ của Phật như thế là xong. Ngài chỉ cho chúng ta con đường: đây là con đường đúng đắn và đây là con đường sai lầm. Như vậy là đủ rồi, chuyện còn lại là ở ta.
The Buddha taught us to give up all forms of evil and cultivate virtue. This is the right path. Teaching in this way is like the Buddha picking us up and placing us at the beginning of the path. Having reached the path, whether we walk along it or not is up to us. The Buddha’s job is finished right there. HE shows us the way, that which is right and that, which is not right. This much is enough; the rest is up to us.
Phải học cách xả bỏ mọi chuyện thế gian, đừng tìm cách chống lại chúng. Nhưng chúng ta lại muốn chúng thuận theo ý muốn của chúng ta. Chúng ta tìm đủ mọi cách để xếp đặt hay đối phó với chúng. Khi thân này bị bệnh, đau nhức, ta không thích và tìm kinh để tụng. Ta muốn kiểm soát và điều khiển thân này, ta không muốn cơ thể này đau. Kinh trở thành một loại nghi lễ huyền bí khiến chúng ta rối rắm thêm trong tham ái, dính mắc. Đó là vì chúng ta tụng kinh để trừ khử bệnh tật, để được sống bền vững lâu dài. Thật ra, Đức Phật ban cho chúng ta giáo pháp là để chúng ta biết sự thật của cơ thể này nhờ thế chúng ta có thể xả bỏ nó, nhưng chúng ta biến những lời dạy của Ngài thành kinh tụng để gia tăng thêm sự si mê của chúng ta.
We must learn to let go of conditions and not try to oppose or resist them. And yet we plead with them to comply with our wishes. We look for all sorts of means to organize them or make a deal with them. If the body gets sick and is in pain, we don’t want it to be so, so we look for various sutras to chant. We don’t want the body to be in pain. We want to control it. These sutras become some form of mystical ceremony, getting us even more entangled in clinging. This is because we chant them in order toward off illness, to prolong life and so on. Actually the Buddha gave us these teachings in order to help us know the truth of the body, so that we can let go and give up our longings. but we end up chanting them to increase our delusion.
Cái gì chắc chắn bền vững đây? Không có gì hết. Chẳng có gì ngoài cảm thọ. Đau khổ đến và đi. Hạnh phúc lại thay chỗ cho đau khổ. Cứ thế mãi. Ngoài chuyện đó ra chẳng có gì nữa cả. Nhưng chúng ta là những kẻ lạc đường không ngừng chạy theo và nắm bắt dục lạc. Dục lạc không thật đâu, chỉ là sự thay đổi thôi.
What can we take for certain? Nothing! There’s nothing but feelings. Suffering arise, stay, then passes away. Then happiness replaces suffering – only this. Outside of this, there is nothing. But we are lost people running and grabbing at feelings continuously . Feelings are not real, only changes.
Bạn là thầy dạy của chính mình. Tìm kiếm một vị thầy không giúp bạn giải tỏa hoài nghi. Tìm hiểu chính mình để thấy sự thật bên trong, không phải bên ngoài. Tự hiểu mình là điều quan trọng nhất.
You are your own teacher. Looking for teachers can’t solve your own doubts. Investigate yourself to find the truth inside, not outside. Knowing yourself is most important.
Nếu biết rằng mọi chuyện đều đổi thay thì bạn còn băn khoăn thắc mắc, suy nghĩ mông lung gì nữa! Bất kỳ chuyện gì xảy ra bạn chỉ cần tự nhủ: “ À, lại một chuyện nữa! ”. Vậy thôi.
If you know that all things are impermanent, all your thinking will gradually unwind, and your won’t need to think too much. Whenever anything arises, all you need to say is “Oh, another one!” Just that!
Điều phiền toái thực sự là biết mà không làm. Không biết nên không làm là chuyện thường, nhưng biết mà không chịu làm thì đó là một vấn đề.
The real problem with people nowadays is that they know but still don’t do. It’s another matter if they don’t do already know and still don’t do, what’s the problem.
Hiểu biết chân lý thì sẽ không còn suy nghĩ và trở thành người có trí tuệ. Không hiểu biết thì suy nghĩ sẽ nhiều hơn trí tuệ hoặc chẳng có chút trí tuệ nào. Suy nghĩ nhiều mà không có trí tuệ sẽ đau khổ tận cùng.
When we know the truth, we become people who don’t have to think much, we become people with wisdom. If we don’t know, we have more thinking than wisdom or no wisdom at all. A lot of thinking without wisdom is extreme suffering.