Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
Trong thế giới của chúng ta, nơi mà tính ‘cá nhân hóa’ lan tràn, những mối quan hệ là phúc ân tốt xấu lẫn lộn. Chúng chao đảo giữa giấc mơ ngọt ngào và cơn ác mộng, và không thể biết được khi nào thì hai loại ấy chuyển hóa thành nhau.
In our world of rampant ‘individualisation’, relationships are mixed blessings. They vacillate between a sweet dream and a nightmare, and there is no telling when one turns into the other.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là trong xã hội của chúng ta, nghệ thuật đã trở thành một thứ chỉ liên quan tới sự vật mà không phải là cá nhân, hay cuộc sống. Nghệ thuật đó là thứ được đặc trưng hay được xây dựng bởi các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng cuộc đời của con người lại không thể là một tác phẩm nghệ thuật sao? Tại sao cái đèn hay ngôi nhà lại có thể là một tạo vật nghệ thuật, nhưng không phải cuộc đời của chúng ta?
What strikes me is the fact that in our society, art has become something which is related only to objects and not to individuals, or to life. That art is something which is specialized or which is done by experts who are artists. But couldn’t everyone’s life become a work of art? Why should the lamp or the house be an art object, but not our life?
Một xã hội tốt đẹp là một xã hội tin rằng nó không đủ tốt đẹp; rằng bảo vệ cá nhân trước những bất hạnh của từng cá nhân là bổn phận của tập thể; và rằng chất lượng của xã hội được đo bằng chất lượng cuộc sống của những thành viên yếu nhất của nó, giống như sức chịu tải của cây cầu được đo ở cây cột yếu nhất.
A good society is a society which believes that it is not good enough; that it is the task of the collectivity to insure individuals against individually suffered misfortune; and that the quality of society is measured by the quality of life of its weakest, just like the carrying power of a bridge is measured by its weakest pillar.
Tôi thán phục cá nhân vì những khả năng cao nhất của họ khi là một cá nhân, và tôi căm ghét nhân loại vì thất bại trong việc sống xứng tầm của những khả năng đó.
I worship individuals for their highest possibilities as individuals and I loathe humanity for its failure to live up to these possibilities.
Về bản chất, con người là loài động vật mang tính xã hội; một cá nhân phi xã hội một cách tự nhiên và không phải tình cờ thì hoặc ở dưới sự chú ý của chúng ta hoặc ở trên con người. Xã hội là điều gì đó đi trước cá nhân. Bất cứ ai không thể sống cuộc sống thông thường hoặc độc lập quá mức cần thiết, và vì vậy không hòa vào xã hội, người đó hoặc là thú dữ, hoặc là thần thánh.
Man is by nature a social animal; an individual who is unsocial naturally and not accidentally is either beneath our notice or more than human. Society is something that precedes the individual. Anyone who either cannot lead the common life or is so self-sufficient as not to need to, and therefore does not partake of society, is either a beast or a god.
Chẳng những triết lí phải dựa vào cá nhân mà phát sinh, mà mục tiêu tối hậu của nó cũng là cá nhân. Cá nhân tự nó là mục tiêu của nó rồi chứ không phải là công cụ cho những sáng tạo của tâm trí. Những triết lí xã hội tốt đẹp nhất đều nhắm cái mục tiêu tối cao này là trong một chế độ nào đó, làm sao tạo được những đời sống cá nhân sung sướng nhất. Nếu có những triết lí phủ nhận điều đó thì nó chỉ là những sản phẩm của những bộ óc bệnh hoạn, mất quân bình.
Một cá nhân cũng có thể bắt đầu một phong trào đổi chiều lịch sử. Martin Luther King với phong trào quyền công dân, Mohandas Gandhi ở Ấn Độ, Nelson Mandela ở Nam Phi, đó là ví dụ về những người đứng lên với lòng can đảm và bất bạo lực để mang đến sự thay đổi cần thiết.
One individual can begin a movement that turns the tide of history. Martin Luther King in the civil rights movement, Mohandas Gandhi in India, Nelson Mandela in South Africa are examples of people standing up with courage and non-violence to bring about needed changes.