Người nghệ sĩ không có thời gian để nghe các nhà phê bình. Người muốn trở thành nhà văn đọc phê bình, người muốn viết không có thời gian để đọc phê bình.
The artist doesn’t have time to listen to the critics. The ones who want to be writers read the reviews, the ones who want to write don’t have the time to read reviews.
Con người ai cũng sống trong hai miền đất: bên trong và bên ngoài. Bên trong là miền đất của tinh thần, được thể hiện qua nghệ thuật, văn học, đạo đức và tôn giáo. Bên ngoài là phức hợp của thiết bị, kỹ thuật, thể chế, và công cụ mà ta dùng để sống.
Every man lives in two realms: the internal and the external. The internal is that realm of spiritual ends expressed in art, literature, morals, and religion. The external is that complex of devices, techniques, mechanisms, and instrumentalities by means of which we live.
Văn học là thứ cổ xưa và có sức sống hơn bất cứ hình thức xã hội hay nhà nước nào. Và cũng như nhà nước can thiệp vào văn học, văn học có quyền can thiệp vào những vấn đề của nhà nước.
Literature is a far more ancient and viable thing than any social formation or state. And just as the state interferes in literature, literature has the right to interfere in the affairs of state.
Có tấm lòng làm nền, rồi sau mới có thể làm thơ văn: nếu không, thì ngày đọc vạn lời, ngâm ngàn bài cũng là lời điệu hời hợt bên ngoài, chẳng từ trong lòng sâu sắc, cũng như là hoa giấy, gốc rễ đã không, sự sống chẳng có, cũng chả khác nào chẳng có vật liệu gì mà làm nhà đấy ư?
Làm nhà đã có nền rồi lại phải có gỗ. Mà kiếm gỗ không thể là thứ gỗ tạp nham, gỗ xốp, gỗ tạp loại quanh đầu làng đầu chợ: đã kiếm gỗ thì phải không ngại xa ngại khổ, phải tìm gỗ táu vàng kinh, gỗ lát vàng mới có thể làm rui, làm xà, làm kèo cột, vừa tốt vừa đẹp, mới tránh được cái bệnh lụn vụn cong queo.
Thật đau khổ cho một quốc gia mà nền văn học cắt giảm vì sự cản trở của thế lực. Điều này không chỉ xâm phạm quyền tự do báo chí mà còn đóng kín trái tim của một dân tộc, cắt xén trí nhớ của nó.
Woe to that nation whose literature is cut short by the intrusion of force. This is not merely interference with freedom of the press but the sealing up of a nation’s heart, the excision of its memory.
Điều mà một cuốn tiểu thuyết không nói cần phải nhiều hơn điều mà nó nói, và chỉ ánh hào quanh đặc biệt xung quanh những gì được viết ra có thể cho bạn ảo ảnh rằng mình cũng đang đọc điều không được viết.
The things that the novel does not say are necessarily more numerous than those it does say and only a special halo around what is written can give the illusion that you are reading also what is not written.
Thành một nhà văn là một việc nhỏ, một nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, lại là một việc rất hiếm và quý trọng trong giới văn chương. Trên đời những người rong ruổi trong rừng văn, cầm bút viết nên văn không phải là ít, nhưng nói về việc tâm tư linh hoạt, cốt cách cao kỳ hơn hẳn người thường, tất phải chí khí như vàng ngọc, thanh điệu như âm nhạc, sóng từ kết lại, phát ra thành văn, mới xứng là danh gia.
Khi khoa học, nghệ thuật, văn học và triết học chỉ đơn thuần là sự biểu lộ của tính cách, chúng lên tới mức có thể đạt được những thành tựu huy hoàng và chói mắt, có thể khiến cái tên của một người được truyền tụng cả ngàn năm.
When science, art, literature, and philosophy are simply the manifestation of personality they are on a level where glorious and dazzling achievements are possible, which can make a man’s name live for thousands of years.
Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội – thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc.
Literature that is not the breath of contemporary society, that dares not transmit the pains and fears of that society, that does not warn in time against threatening moral and social dangers — such literature does not deserve the name of literature; it is only a façade. Such literature loses the confidence of its own people, and its published works are used as wastepaper instead of being read.